Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Căn bệnh “khiêu dâm hóa” của thời trang đương đại

Người mẫu tạo hình với đôi môi hé mở, đôi mắt khép hờ đầy khêu gợi. Những động tác cơ thể đầy khiêu khích. Quảng cáo thời trang nhưng khoe da thịt nhiều hơn trang phục… Đó là cách mà nhiều hãng thời trang nổi tiếng trên thế giới đang thực hiện với các chiến dịch quảng cáo của mình.


Những quảng cáo thời trang nữ hôm nay dễ khiến người xem liên tưởng tới phim khiêu dâm. Chúng tập trung khai thác cảm nhận của nhân vật nam – rằng anh ta bị quyến rũ, bị hớp hồn ra sao – nhiều hơn là đề cập tới cảm nhận của đối tượng khách hàng mà quảng cáo hướng đến – những người phụ nữ.


Vậy thông điệp mà những quảng cáo này muốn gửi tới phụ nữ là gì?


Căn bệnh “khiêu dâm hóa” của thời trang đương đại
Diễn viên kiêm người mẫu Rosie Huntington Whiteley trong một bức hình quảng cáo của thương hiệu danh tiếng.


Những hình ảnh quảng cáo này, nếu nhìn nhận một cách thẳng thắn, chẳng có gì hơn ngoài nhấn mạnh yếu tố gợi tình của các nhân vật nữ. Trong thời gian gần đây, báo chí chính thống phương Tây thường xuyên chỉ trích phong cách biểu diễn của các ngôi sao nhạc pop như Rihanna hay Miley Cyrus. Những màn biểu diễn “nóng mắt” của họ bị ví như đang cho khán giả xem một… “sex show”.


Tuy vậy, xu hướng gợi tình hóa cách biểu diễn giờ đây không chỉ xuất hiện trong lĩnh vực ca hát, nó đã lan sang cả lĩnh vực thời trang. Dường như đối với họ, lý do thuyết phục nhất khiến một người phụ nữ chọn mua một bộ trang phục, một hương nước hoa nào đó không phải vì bản thân người phụ nữ đó mà vì để hợp ý đàn ông, để gia tăng vẻ gợi tình mà thôi.


Nữ diễn viên Keira Knightley và tạo hình sexy trong những tấm ảnh quảng cáo.


Nữ diễn viên Keira Knightley và tạo hình sexy trong những tấm ảnh quảng cáo.
Nữ diễn viên Keira Knightley và tạo hình sexy trong những tấm ảnh quảng cáo.


Xu hướng “khiêu dâm hóa thời trang” kỳ lạ thay lại xuất hiện trước tiên ở những thương hiệu đình đám, những thương hiệu luôn đi tiên phong trong các xu hướng may mặc và cách thức quảng cáo.


Khi các thương hiệu này đồng loạt đi theo cùng một xu hướng, điều không thể tránh khỏi – nó sẽ trở thành lối đi chủ đạo trong ngành thời trang ở tương lai gần. Và điều khó tin nhất – người ta vẫn gọi đó là “nghệ thuật”.


Thông điệp mà những quảng cáo thời trang khêu gợi ngầm đưa ra phải chăng là vẻ đẹp của người phụ nữ nằm ở sự quyến rũ, gợi tình, điều này quan trọng hơn tất cả những nét đẹp khác (?!). Khi ngành công nghiệp giải trí và công nghiệp thời trang cùng bắt tay hợp tác, định hướng đi theo phong cách khêu gợi suồng sã, hậu quả sẽ thật nguy hiểm.


Một thế hệ các cô gái trẻ sẽ chỉ tập trung vào vẻ gợi cảm của số đo 3 vòng, cách để trở nên thật “hot”, thật gợi tình. Khi đứng trước gương, thay vì tự hỏi: “Trông mình đã ổn chưa?” có lẽ sẽ là “Trông mình đã hot chưa?”.


Thời trang không thể phủ nhận là một phần quan trọng giúp gia tăng thêm sức mạnh, sự tự tin cho người mặc. Thời trang là thông điệp, tuyên ngôn ngầm của mỗi cá nhân. Nó thể hiện phông văn hóa, sự hiểu biết, cách quan sát – nhìn nhận thế giới của mỗi người.


Thời trang không chỉ là quần áo, nó còn thể hiện giá trị bản thân, những chuẩn mực đạo đức mà một con người tự xác lập cho mình trong thế giới hôm nay.


Xem thêm :phụ nữ, rihanna, miley cyrus, phản cảm, keira knightley, bích ngọc, khêu gợi, mỹ, Anh, xu hướng gợi tình, Thời trang không thể, Rosie Huntington Whiteley



Căn bệnh “khiêu dâm hóa” của thời trang đương đại

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét